BMI đôi khi được gọi là Chỉ số Quetelet theo tên người tạo ra nó – Lambert Adolphe Jacques Quetelet – một nhà thiên tài học toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Ông đã nảy ra ý tưởng vào những năm 1830-1850 như một phần trong sự vận động của xã hội thời bấy giờ.
BMI (tên viết tắt bằng tiếng Anh của Body Mass Index) là thước đo kích thước cơ thể (kg/m2) dựa trên trọng lượng so với chiều cao của con người.
Kết quả đo BMI có thể đưa ra lời tham khảo về việc chúng ta đang sở hữu cân nặng như thế nào so với chiều cao của cơ thể.
Các kết quả của tính toán sẽ chỉ ra cơ thể bạn đang thuộc ngưỡng cân nặng nào? Nếu chỉ số BMI của một người nằm ngoài phạm vi lành mạnh, đồng nghĩa với báo động rủi ro sức khỏe đang gia tăng.
Ví dụ: Cân nặng = 70 kg, Chiều cao = 175 cm (1,75 m)
Tính toán: 70 / (1,75) 2 = 22,85
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều trang web trực tuyến hỗ trợ bạn đo chỉ số BMI của cơ thể mình như Wiki, vnexpress,…vv.
Ngoài tính online, bạn cũng có thể tải phần mềm tính BMI, dùng các hàm trong Excel, pascal,.. Hoặc sử dụng các loại máy đo chỉ số cơ thể.
Về mặt kỹ thuật, thang đo BMI sẽ đặt bạn vào một trong sáu loại tình trạng tương ứng sau khi đã tính toán:
Bảng đánh giá chỉ số BMI (Chỉ áp dụng cho người lớn)
Từ bảng trên có thể thấy nếu một người có BMI là 24,0 thì tại Việt Nam hoặc các nước châu Á, họ sẽ thuộc TOP người có cân nặng cao hơn bình thường (thừa cân).
Nhưng nếu xét chung trên thế giới, chẳng hạn ở Hoa Kỳ thì đây lại là mức cân nặng cân đối.
Các phép đo BMI cho số liệu khác nhau trên toàn cầu. Do đó một số quốc gia có vấn đề béo phì lớn hơn các quốc gia khác theo thang BMI.
Để hiểu rõ hơn về BMI toàn cầu, chúng tôi đã tổng hợp số liệu thống kê từ sáu khu vực như sau:
Khối lượng cơ thể trung bình của người dân toàn cầu
!! Lưu ý: Các thông tin về Body Mass Index trên đây áp dụng với người lớn >20 tuổi.
Mặc dù ở trẻ em chỉ số cơ thể cũng được tính toán với công thức tương tự. Tuy nhiên, việc đánh giá tình trạng cơ thể sẽ có khác biệt so với người lớn:
Ở người trưởng thành, giá trị BMI không liên quan đến tuổi và giống nhau cho cả hai giới. Tuy nhiên, đo BMI ở trẻ em/trẻ sơ sinh và người dưới 18 (với nữ) hoặc 20 (với nam) sẽ có phần khác biệt bởi:
Vì lý do này, bảng kết quả BMI sẽ không có ý nghĩa trong phân loại trẻ. Để xác định chính xác, các bác sĩ cần theo dõi sự phát triển về chiều cao cân nặng, và so sánh với bảng giá trị tiêu chuẩn được công bố ở từng quốc gia.
Sau đó, thông qua một số kiểm tra khác để đi đến kết luận cuối cùng.
??? XEM THÊM: Cách xác định bệnh béo phì ở trẻ nhỏ
Dưới đây là bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho bé trai và bé gái trong độ tuổi từ mẫu giáo (mầm non) – tiểu học (0-10 tuổi) do tổ chức WHO đưa ra
Bảng cân nặng – chiều cao chuẩn ở bé trai
Bảng cân nặng – chiều cao chuẩn ở bé gái
Chú thích:
Các cơ sở y tế khi khám sức khỏe cho bé sẽ dựa trên những chỉ số này để xác định tình hình phát triển có phù hợp với độ tuổi của bé hay không.
Trong độ tuổi từ 10-18 tuổi, trẻ bắt đầu sẽ có sự thay đổi trong sự phát triển chiều cao và cân nặng theo hướng nhanh hơn.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai từ 10 – 18 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé gái từ 10 – 18 tuổi
So với thế giới trẻ em Việt có mức phát triển lý tưởng thấp hơn, tuy nhiên con số này ngày càng được rút ngắn cùng với sự phát triển của xã hội.
Nếu bạn trong độ tuổi trưởng thành có thể dựa theo chỉ số BMI để tìm ra cân nặng phù hợp với chiều cao của mình.
Từ đó, lên kế hoạch cho bản thân để hướng tới cân nặng kỳ vọng. May mắn thay, mới đây tổ chức WTO đã thống kê và đưa ra bảng giá trị chiều cao cân nặng phù hợp cho từng đối tượng nam – nữ ở độ tuổi trưởng thành như sau:
Bảng thống kê chiều cao và cân nặng chuẩn của Nam và Nữ
Các bảng số liệu ở trên dựa theo kết quả tính toán chỉ số BMI chuẩn cho từng mốc chiều cao cụ thể của Nam và Nữ trưởng thành.
Kết quả này thường được dùng trong khám nghĩa vụ quân sự, công an để xác định nam/nữ thanh niên có đủ điều kiện tham gia khóa huấn luyện hay không.
??? CHIA SẺ: Các bài tập giảm béo bụng cấp tốc tại nhà
Mặc dù Chỉ số BMI đã tồn tại hơn 150 tuổi, các cơ quan y tế thế giới lớn như CDC và NIH ở Hoa Kỳ vẫn tin rằng đây là “chỉ số tương đối đáng tin cậy để nhận biết độ béo của cơ thể đối với hầu hết mọi người.”
1. Thống kê quan trọng trong y tế
Đến tận bây giờ, BMI được sử dụng như là thước đo chính thức trong việc đo lường tỷ lệ béo phì quốc gia.
Cụ thể tại Liên minh châu Âu, con số này dùng để xác định bệnh béo phì. Đây cũng là lời cảnh báo cho những người có BMI cao hơn có nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, ung thư và bệnh tim mạch.
Theo một tài liệu khoa học được công bố tại Khoa Y tế Công cộng Harvard, khả năng mắc các bệnh về đường huyết tăng dần khi chỉ số BMI tăng lên trên 21.
2. Nhận biết tình trạng cân nặng
Phạm vi BMI cũng được coi là chỉ số chính xác cho tình trạng cơ thể của bạn. Do đó, nếu bạn có chỉ số BMI là 27, bạn được coi là thừa cân bất kể cân nặng thực sự của bạn như thế nào.
Ngay cả vấn đề giới tính cũng sẽ không được xét đến trong trường hợp này. (Ngoại trừ vấn đề về tuổi tác).
Tìm ra BMI giúp bạn nhận biết tình trạng cân nặng của mình
3. Công cụ sàng lọc các vấn đề sức khỏe
Không phải lúc nào các con số tính toán được cũng nói lên những vấn đề chính xác về tình trạng cơ thể bạn.
Tuy nhiên, trong trường hợp BMI cao hoặc thấp hơn bình thường, bạn cần xem xét các nguy cơ sức khỏe nhất định mà mình có thể mắc phải.
Trên thực tế, mục đích cuối cùng của nó hướng đến cũng chính là xác định cơ thể của có đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng nào về mặt y tế không.
Ví dụ: Ở Pháp, BMI được sử dụng làm công cụ sàng lọc suy dinh dưỡng cho trẻ em.
Để chắc chắn việc BMI cao có nguy cơ về sức khỏe hay không, chuyên gia sức khỏe sẽ cần thực hiện nhiều thủ thuật phân tích tình trạng thêm, từ đó đưa ra kết luận cuối cùng.
Những thủ tục có thể bao gồm các phép đo độ dày của da, đánh giá về chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, tiền sử bệnh và các kiểm tra sức khỏe phù hợp khác.
4. Công nghiệp thời trang
Nỗi ám ảnh của ngành CN thời trang là truy tìm những siêu mẫu có form dáng chuẩn, đẹp, đủ thể lực làm việc, đảm bảo vị trí cho “ngôi nhà” mang tên BMI.
Theo đó, tại các nước Châu Mỹ, Thời trang luôn là lĩnh vực bị chỉ trích khi để những người mẫu rơi vào tình cảnh “gầy gò quá mức” nhưng lại phải làm việc với cường độ rất cao.
Chỉ số này cũng được ứng dụng trong ngành công nghiệp thời trang
Chính điều này, một bản nguyên tắc đã được đưa ra, yêu cầu với trường hợp mẫu nam, nữ có BMI dưới 18,5 phải có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe bình thường để tiến hành làm việc thì mới được tuyển dụng.
??? CHI TIẾT: 8 bài tập giảm mỡ bụng trên giường hiệu quả chỉ với 5 phút mỗi ngày
Body Mass Index mặc dù được sử dụng phổ biến trên toàn cầu, thế nhưng công cụ này vẫn còn một số thiếu sót đáng kể. Sau đây là 4 điểm hạn chế mà người ta nhìn thấy trong phương pháp tính toán này:
1. Tuổi tác và giới tính
Có sự khác biệt đáng kể về cấu tạo cơ thể giữa nam và nữ. Tuy nhiên, điều này không được bộc lộ rõ trong chỉ số BMI. Theo đó, phụ nữ có xu hướng tích mỡ cao hơn nam giới.
Trong khi đàn ông có ít hơn 2-5% chất béo thiết yếu trong cơ thể thì phụ nữ lại có từ 10-13%. Do đó, nếu cả nam và nữ đều có chỉ số BMI là 28, rõ ràng họ không bị thừa cân như nhau.
Giới tính có ảnh hưởng đáng kể đến tính toán Body Mass Index
Một thực tế đáng buồn khác là hệ cơ bắp trên cơ thể con người bị teo nhỏ khi chúng ta già đi, khiến cho trọng lượng cơ thể cũng thay đổi.
Do đó, nếu bạn có cùng chỉ số BMI là 23 ở tuổi 65 và 35, điều đó không có nghĩa là bạn đang ở mức cân nặng ‘khỏe mạnh’.
Bởi ở tuổi 65, chỉ số này cho thấy bạn rơi vào tình trạng thừa cân khá cao.
2. Chiều cao cơ thể
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ số này không phản ánh chính xác tình trạng cơ thể ở người cao và thấp.
Lấy ví dụ: Một người đàn ông cao hai mét, nặng 104 kg được phân loại là thừa cân theo thang đo có sẵn (104/4 = 26). Nhưng thực tế các kiểm tra cho thấy anh ta ở mức bình thường.
Ngược lại, một người có thể chỉ cao 1,5m, nặng 50kg được phân loại ‘bình thường’ nhưng trong thực tế đây lại là một trường hợp thừa cân.
BMI phân loại bạn ở ngưỡng bình thường nhưng thực tế bạn lại thuộc nhóm thừa cân
Đây quả thực là một vấn đề rất đáng quan ngại khi suốt hơn 150 năm qua, với rất nhiều tiến bộ công nghệ trong tầm tay nhưng các chuyên gia vẫn sử dụng một hệ thống chứa đầy lỗi như vậy.
3. Cân nặng so với lượng mỡ cơ thể
BMI đã quên mất yếu tố chính gây nên béo phì là mỡ thừa khi sử dụng cân nặng trong công thức tính.
Sai lầm này đã được thể hiện rõ tại Mỹ, khi có khoảng một phần ba dân số bị béo phì theo tiêu chuẩn BMI nhưng các phép đo khác cho thấy con số thực sự là gần 60%.
Rõ ràng, việc BMI sử dụng trọng lượng trong tính toán sẽ cho kết luận không chính xác. Chỉ riêng mật độ cấu trúc xương khác nhau ở từng cơ thể đã đủ phủ nhận mọi tính toán BMI.
Do đó, một người có xương lớn có thể được thông báo sai rằng họ bị béo phì và có nguy cơ mắc các bệnh nội khoa cao hơn như tiểu đường và đột quỵ.
4. Vận động viên, người thường xuyên vận động thể thao
BMI KHÔNG được sử dụng cho người tập thể hình (Gym) hay bất kỳ ai thuộc nhóm vận động viên chuyên nghiệp hoặc người thường xuyên chơi thể thao.
Đó là bởi: những người này có tỷ lệ khối lượng cơ bắp cao hơn làm lệch các số liệu tính toán.
Body Mass Index không áp dụng cho đối tượng là các vận động viên
Hiện nay, để khắc phục sai sót trong tính toán chỉ số BMI, các chuyên gia đã tìm đến các phép toán mang tính chính xác cao hơn như tính chỉ số khối mỡ trong cơ thể, hay tỷ lệ số đo vòng eo/hông,…vv.
Mặc dù vậy BMI vẫn là cách phổ biến để xác định sức khỏe chung của một người bình thường. Đồng thời đây cũng là phương pháp nhanh nhất giúp bạn kiểm tra xem mình có cần giảm / tăng cân và thay đổi lối sống hay không.
Chúng tôi khuyên bạn nên tìm ra chỉ số BMI càng sớm càng tốt và nếu nó ở trên mức trung bình, hãy đặt một cuộc hẹn với bác sĩ tại Benhvienhutmo.vn để tìm kiếm lời khuyên. Thử nghiệm đơn giản này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai.
BẠN CÓ CHỈ SỐ BMI Ở MỨC BÁO ĐỘNG TĂNG CÂN
Gọi ngay 1900 6466 hoặc Click